Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Phường Quảng Phú  - TP.Thanh Hóa

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đăng lúc: 09:17:26 19/09/2022 (GMT+7)
100%

Mọi cá nhân và hộ gia đình có hoạt động làm phát sinh CTRSH có trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý CTRSH; đồng thời, có trách nhiệm phân loại tại nguồn phù hợp với mực đích quản lý, xử lý và chi trả giá dịch vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo quy định của UBND tỉnh và các quy định của pháp luật có liên quan.

              Thực hiện kế hoạch số  1123/KH-UBND ngày 15/9/2022 của UBND thành phố thanh hóa về việc thực hiện Quyết định số 13/2022/QĐ - UBND ngày 02 tháng 3 năm 2022 của UBND tỉnh về ban hành quy định chi tiết quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

UBND phường Quảng Phú thông báo đến cán bộ, nhân dân trên địa bàn phường một số nội dung sau.

Mọi cá nhân và hộ gia đình có hoạt động làm phát sinh CTRSH có trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý CTRSH; đồng thời, có trách nhiệm phân loại tại nguồn phù hợp với mực đích quản lý, xử lý và chi trả giá dịch vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo quy định của UBND tỉnh và các quy định của pháp luật có liên quan.

1. Thời gian thu gom, vận chuyển .

Đơn vị thu gom là HTX dịch vụ, vận chuyển đến điểm tập kết trong khoảng thời gian quy định; sử dụng loa, chuông, kẻng hoặc hình thức thông báo khác  như đã thỏa thuận  khi đến lấy CTRSH; sau đó, CTRSH được vận chuyển đến điểm tập kết xe gom rác để xe ép rác vận chuyển về nơi xử lý.

2. Tần suất thu gom, vận chuyển

Tùy vào đặc điểm của mỗi khu vực dân cư, HTX dịch vụ chủ trì, chỉ đạo nhân viên thu gom CTRSH và  phối hợp với tổ trưởng tổ dân phố  xác định thời gian, địa điểm, tần suất, tuyến thu gom CTRSH phù hợp với hiện trạng, đảm bảo theo quy định sau đây:

- Chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế (như: giấy, nhựa, kim loại, nilong…): Các hộ gia đình, cá nhân chủ động phân loại, thu gom và chuyển giao cho các cơ sở tái chế tùy theo khối lượng phát sinh.

- Chất thải thực phẩm là các loại chất thải dễ phân hủy trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối (như: các loại thực phẩm thừa, hư hỏng; bã chè, café…): Đối với khu vực đông dân cư, tần suất thu gom tối thiểu là 01 ngày/01 lần; đối với khu vực thưa dân cư, tần suất thu gom tối thiểu 02 ngày/01 lần.

- Chất thải có khả năng đốt cháy thu hồi năng lượng (như: lá cây, cành cây, tranh ảnh, gỗ…): Có thể thu gom với tần suất tối thiểu 02 ngày/01 lần hoặc lâu hơn, tùy điều kiện từng địa phương và khối lượng rác phát sinh.

- Chất thải trơ (như: thủy tinh, sành sứ,…): tần suất thu gom tối thiểu 02 ngày/01 lần..

- CTRSH cồng kềnh (như: bàn, ghế salon, giường, tủ, nệm, gốc cây, thân cây to…) : Việc thu gom, vận chuyển được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ nguồn thải và đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển. Chủ nguồn thải phải trả phí thu gom, vận chuyển theo thỏa thuận đảm bảo chất thải được vận chuyển, xử lý theo đúng quy định, không được vứt bừa bãi ra môi trường.

 - CTRSH nguy hại (như: pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang hỏng, nhiệt kế hỏng, rẻ lau dính xăng/dầu thải…): giao cho HTX dịch vụ kí hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn, tần suất thu gom, vận chuyển tùy thuộc vào khối lượng CTNH phát sinh.

3. Biện pháp xử lý CTRSH thông thường.

- Chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế: UBND phường, khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân thu gom phân loại riêng để chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thu mua phế liệu, cơ sở tái chế nhựa để tái chế, tái sử dụng.

- Chất thải thực phẩm: yêu cầu các đơn vị thu gom riêng để xử lý tập trung tại khu xử lý theo quy hoạch bằng phương pháp làm phân bón hữu cơ hoặc chôn lấp hợp vệ sinh (hạn chế tối đa việc chôn lấp). Khuyến khích các hộ gia đình có đất vườn rộng tự xử lý tại hộ như: ủ làm phân bón hoặc tận dụng làm thức ăn chăn nuôi.

- Chất thải có khả năng đốt cháy: yêu cầu HTX dịch vụ thu gom riêng đưa về khu xử lý tập trung theo quy hoạch bằng phương pháp đốt, khuyến khích các hộ dân tăng cường giải pháp đốt thu hồi năng lượng.

          - Chất thải trơ, khó phân hủy: HTX dịch vụ  thu gom, vận chuyển, tập kết riêng tại khu xử lý, chuyển giao cho các đơn vị tái chế thủy tinh, hoặc xay nghiền thành cốt liệu làm vật liệu xây dựng thông thường.

4. Biện pháp xử lý CTRSH nguy hại

          UBND thành phố  đã hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý CTNH cho toàn thành phố. Quá trình thu gom CTRSH nguy hại từ các chủ nguồn thải đến các điểm tập kết phải tuân thủ quy định kỹ thuật về thu gom, vận chuyển CTNH và các quy định về phòng, chống dịch có liên quan của địa phương.

          Để thực hiện có hiệu quả việc tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt  hộ gia đình, Chủ tịch UBND phường Quảng Phú yêu cầu, HTX dịch vụ Quảng Phú, tổ trưởng tổ dân phố và nhân dân trên địa bàn phường, nghiêm túc chấp hành theo yêu cầu, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc các đơn vị kịp thời báo cáo gửi về UBND phường để được giải quyết kịp thời./.
                                                                                                            XUÂN TUẤN - VH

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
70
Hôm qua:
177
Tuần này:
70
Tháng này:
6196
Tất cả:
742813

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289