Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Phường Quảng Phú  - TP.Thanh Hóa

Triển khai các giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Thanh Hóa

Đăng lúc: 17:14:53 21/09/2023 (GMT+7)
100%

Ngày 17/5/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam

 
Đảo Cò Triệu Sơn_A0Ayt28LUPU-9Hab_jpg.jpg

Ngày 17/5/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.

Theo đó, ở nước ta đã ghi nhận được hơn 900 loài chim, trong đó 99 loài cần quan tâm bảo tồn, 10 loài cực kỳ nguy cấp, 17 loài nguy cấp, 24 loài sắp nguy cấp và 48 loài sắp bị đe dọa. Bên cạnh sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và các ngành, các cấp trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư cũng như các vùng chim quan trọng. Nhiều loài chim hoang dã, di cư được đưa vào danh mục để quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp luật, như: loài sếu đầu đỏ, cò mỏ thìa, rẽ mỏ thìa… Tình trạng săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã, đặc biệt là các loài chim di cư vẫn đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương, ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học, môi trường, tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh cho con người và sinh vật; ảnh hưởng đến việc thực thi các cam kết quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, Hiệp định về Đối tác Đường bay chim nước di cư tuyến Úc - Đông Á (EAAFP) mà Việt Nam là thành viên. Hoạt động săn, bắt tận diệt, hủy hoại môi trường sống tự nhiên dẫn đến việc thay đổi môi trường sống và hệ sinh thái, làm suy giảm số lượng, thành phần các loài chim hoang dã, di cư, một số loài chim di cư đã không còn xuất hiện trong các mùa chim di cư đến Việt Nam.

Trước thực trạng trên, để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư; ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn, bắt tận diệt, phá hủy sinh cảnh của các loài chim hoang dã, di cư theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,ngày 23/5/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Văn bản số 7172/UBND-NNchỉ đạo các sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố triển khai các giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Thanh Hóa, cụ thể:

- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện đầy đủ, hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ động vật hoang dã theo quy định, đồng thời chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn trọng điểm và các đơn vị có liên quan tăng cường tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn động vật hoang dã và các loài chim hoang dã, di cư; chủ động kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, nuôi, mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, trưng bày, quảng cáo, sử dụng trái phép mẫu vật động vật hoang dã không đảm bảo nguồn gốc hợp pháp; nhất là hành vi bẫy bắt, vận chu ển, buôn bán các loài chim bản địa, chim di cư hoang dã; thu gom dụng cụ, lưới bắt chim và yêu cầu các hộ dân sống trong và ven các vùn chim di cư (các cánh đồng lúa, các bãi bồi ven biển, các cánh rừng ngập mặn), các cơ sở kinh doanh ký cam kết bảo vệ, không tham gia bẫ bắt, buôn bán, kinh doanh, trương bày, sử dụng chim hoang dã, chim di cư trên địa bàn.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm để chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm tham mưu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức tuyên truyyền các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và bảo tồn các loài động vật hoang dã và các loài chim di cư; phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường, Công an các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan thường xuyên nắm bắt thông tin, tổ chức kiểm tra, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, nuôi, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép động vật hoang dã, nhất là các loài chim rừng, chim hoang dã, chim di cư; Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, các Hạt Kiểm lâm, Trạm Kiểm lâm và Kiểm lâm địa bàn thường xuyên bám sát địa bàn để tham mưu cho Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn tổ chức lực lượng thu gom dụng cụ, lưới bắt chim và kiên quyết không để xả ra tình trạng giăng lưới bẫy bắt chim trên các cánh đồng, bãi bồi ven biển, khu vực rừng ngập mặn hoặc mua bán, vận chuyển, quảng cáo chim hoang dã trên các tuyến đường, tuyến phố; Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố và chỉ đạo các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp quản lý bảo vệ rừng tại gốc; tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững các khu bảo tồn thiên nhiên, các vùng đất ngập nước, các vườn chim, sân chim, các sinh cảnh quan trọng có phân bố, sinh sống của các loài chim hoang dã trên địa bàn.

- Các sở, ngành, đơn vị: Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Thông tin và Truyền thông; Công an tỉnh; Cục Quản lý thị trường tỉnh; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Thanh Hóa và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ; thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và bảo tồn các loài động vật hoang dã nói chung và các loài chim hoang dã, chim di cư nói riêng trên địa bàn tỉnh.

Việc triển khai các giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Thanh Hóa sẽ cùng với các địa phương trong cả nước tạo nên các giá trị thiên nhiên quan trọng, góp phầnbảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch và xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, luôn là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất trong mạng lưới các tuyến đường bay chim di cư và các loài chim đặc hữu của Thế giới.

Đề thực hiện ý kiến chỉ đạo của tỉnh, thành phố, UBND phường đã triển khai văn bản số 236/UBND-QTĐT ngày 21/9/2023 V/v tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn.

1. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn phường theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 27/5/2022 và chỉ đạo của Thành ủy tại Công văn số 788/CV/TU ngày 10/01/2022 về thực hiện công tác Lâm nghiệp và bảo vệ chim hoang dã; Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 12/01/2023 của UBND thành phố Thanh Hóa về thực hiện công tác bảo vệ rừng, PCCCR, quản lý lâm sản, động vật và bảo vệ chim hoang dã.

2. Đối với MTTQ và các tổ chức thành viên, Tổ trưởng tổ dân phố.

- Tiếp tục phát huy vai trò của tổ công tác liên ngành về bảo vệ chim hoang dã; tăng cường tuần tra, kiểm tra, phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi giăng lưới, bẫy bắt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ trái pháp luật, quảng cáo trên các mạng xã hội như: face book, zalo, tiktok… các loài chim hoang dã, di cư; tổ chức triệt phá dứt điểm các khu chợ, tụ điểm buôn bán, giết mổ, quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh ăn uống có tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc từ chim hoang dã, di cư trên địa bàn.

- Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý , tham gia bảo vệ chim hoang dã; tầm quan trọng của việc bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã nói chung cũng như các loài chim hoang dã, chim di cư nói riêng. Tổ chức rà soát toàn diện, ký cam kết các tổ chức, cá nhân kinh doanh, buôn bán (cả chim sống và chim đã làm thịt), các nhà hàng về việc bảo vệ, không mua bán, tàng trữ, sử dụng, nuôi nhốt, tiêu thụ, trưng bày, quảng cáo các loài động vật hoang dã, các loài chim trời trái pháp luật. Thông tin số điện thoại nóng để nhân dân biết, thông tin, phát giác cá nhân, hộ gia đình vi phạm.

- Xác định công tác bảo vệ chim hoang dã là nhiệm vụ thường uyên của UBND phường; là tiêu chí đánh giá phân loại tập thể, cá nhân cuối năm.

3. Kiểm lâm địa bàn.

- Tham mưu cho Chủ tịch UBND phường tiếp tục chỉ đạo hoạt động của các Tổ công tác của phường đặc biệt là các địa bàn trọng điểm, theo đó phối hợp đôn đốc thực hiện.

- Phối hợp kiểm tra, rà soát toàn diện địa bàn, ác định các đối tượng có dấu hiệu vi phạm để kiểm tra, hướng dẫn và ký cam kết không săn bắn, bẩy chim, tàng trữ, mua, bán, trưng bày, quảng cáo các loài chim hoang dã, chim di cư; đồng thời, lập hồ sơ xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.

4. Công an phường.

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong phạm vi, lĩnh vực quản lý , Chủ trì, tham mưu thường xuyên nắm bắt, trao đổi thông tin, chỉ đạo lực lượng tham gia tổ công tác gồm; Công an phường, Tổ kiểm tra quy tắc phường, Tổ phó tổ an ninh của các phố phối hợp với Kiểm lâm địa bàn tuần tra, khảo sát ngăn chặn, xử lý nghiêm mọi hành vi giăng lưới, bẫy bắt, săn bắn, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển chim hoang dã trái pháp luật trên địa bàn.

5. Công chức Văn hóa xã hội.

Phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các khu phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về quản lý , bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã, chim hoang dã trên các phương tiện thông tin đại chúng

Nguồn: Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Thanh Hoá- Ban biên tập
0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
112
Hôm qua:
177
Tuần này:
112
Tháng này:
6238
Tất cả:
742855

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289